Các đơn bốc thăm bị hủy Bầu chọn chủ nhà Cúp bóng đá châu Á 2019

Ả Rập Xê Út

Hoàng tử Nawaf Bin Faisal (Chủ tịch Hội chiến binh trẻ) khẳng định Ả Rập Xê Út muốn tổ chức giải sau khi được Hội đồng Olympic Ả Rập Xê Út chấp thuận. Đây là lần đầu tiên Ả Rập Xê Út có kế hoạch đăng cai giải đấu này[18].

Bahrain

Bahrain đã từng lên kế hoạch tổ chức giải sau khi thành công lớn tại Cúp vùng Vịnh 2013[19]. Ngày 2 tháng 5 năm 2013, Salman Bin Ibrahim Al Khalifa, một người Bahrain, trở thành Chủ tịch AFC tạo thêm sức hút cho Bahrain về một kế hoạch tổ chức Cúp châu Á và Giải vô địch bóng đá thế giới 50 năm tới[20]. Tuy vậy, vào ngày 7 tháng 9 năm 2013, Bahrain thoái lui để cho các nước vùng Vịnh khác cạnh tranh[21].

Liban

Ngày 24 tháng 1 năm 2013, Hiệp hội bóng đá Liban tuyên bố muốn đăng cai[22], với việc nước này đã tổ chức Cúp bóng đá châu Á 2000 và những tiến bộ vượt bậc của đội tuyển nước này. Thế nhưng, Liban sau đó lại rút lui.

Malaysia

Vào ngày 10 tháng 4 năm 2013, Hiệp hội bóng đá Malaysia (FAM) công khai ý định muốn tổ chức giải khi ban thư ký nước này khẳng định Malaysia có đủ mọi cơ sở vật chất để đăng cai[23]. Trước đây nước này cùng Indonesia, Thái LanViệt Nam tổ chức Cúp bóng đá châu Á 2007.

Oman

Vì đã từng đăng cai thành công Giải vô địch bóng đá U-22 châu Á 2013 và một số giải U-14 khu vực, Oman đệ đơn xin đăng ký tổ chức giải đấu năm 2019 và được ban thư ký Hiệp hội bóng đá Oman để ngỏ, với việc nâng cấp sân vận động quốc gia lên 40.000 chỗ ngồi[24], nhưng do chần chừ, Oman đã không thành công.

Thái Lan

Thái Lan từng tổ chức Cúp bóng đá châu Á 1972 và năm 2007 khi họ cùng Indonesia, Malaysia và Việt Nam đăng cai[25]. Hiệp hội bóng đá Thái Lan đề xuất năm thành phố có thể đăng cai là Băng Cốc, Nonthaburi, Pathumthani, Chiang MaiNakhon Ratchasima[cần dẫn nguồn].

Trung Quốc

Vào ngày 3 tháng 2 năm 2013, Trung Quốc đề xuất tổ chức giải[26]. Vào ngày 15 tháng 3 cùng năm, Hiệp hội bóng đá Trung Quốc nộp đơn ứng cử lần thứ hai[27] cho tới ngày 7 tháng 4. 9 thành phố được đề xuất là Bắc Kinh, Đại Liên, Nam Kinh, Tây An, Thành Đô, Thanh Đảo, Trường Sa, Quảng ChâuVũ Hán. Trung Quốc từng là chủ nhà tại Cúp bóng đá châu Á 2004.

Vào tháng 9 năm 2013, Trung Quốc rút lui để "nhắm tới công tác đào tạo trẻ"[28].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Bầu chọn chủ nhà Cúp bóng đá châu Á 2019 http://www.thenational.ae/sport/uae-sport/uae-laun... http://www.abc.net.au/news/2015-01-23/asian-boss-b... http://www.globaltimes.cn/content/809007.shtml#.Uj... http://www.fa.org.cn/bulletin/other/2013-03-15/393... http://www.afcasiancup.com/ http://www.afcasiancup.com/news/en/afc-asian-cup-c... http://www.afcasiancup.com/news/en/asian-cup-to-ex... http://arabianindustry.com/construction/news/2014/... http://www.arabnews.com/news/465364 http://www.farsnews.com/newstext.php?nn=1391100800...